Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Nam Giang

Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Thứ sáu - 27/01/2023 14:35

Về sự cần thiết phải tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật: Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1.1. Về cơ sở chính trị, pháp lý
- Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, phê duyệt Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026); Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; Điều 19, Điều 20; Điều 67 của Hiến pháp năm 2023;…
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Bổ sung những thiếu hụt về chính sách an toàn toàn giao thông;
- Bổ sung những thiếu hụt về chính sách đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Bổ sung những thiếu hụt về chính sách vận tải đường bộ;
Khắc phục những hạn chế, bất cập về kết cấu và về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008; đặc biệt là khắc phục sự thiếu cụ thể, rõ ràng trong việc  quy định về 3 lĩnh vực khác nhau là:  (1) An toàn giao thông; (2) Kết cấu hạ tầng giao thông; (3) Vận tải đường bộ.
Phù hợp với xu thế lập pháp và kinh nghiệm quốc tế
Như vậy, ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ với mục tiêu xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, đề cao bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền con người khi tham gia giao thông; ban hành Luật Đường bộ với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông, quản lý vận tải, thích ứng với sự thay đổi, phát triển nhanh của kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, hướng tới phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải hiện đại, đồng bộ, chất lượng. Việc xây dựng và ban hành hai Luật là đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp bách của thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn để thúc đẩy, nâng tầm cả hai lĩnh vực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

2. Một số nội dung về dự thảo Luật
2.1. Về tên gọi của dự thảo Luật

Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị đổi tên Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thành “Luật An toàn giao thông đường bộ”, “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”, “Luật Quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ”. Nhiều đại biểu đề nghị đổi tên Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thành “Luật Đường bộ” hoặc “Luật Hạ tầng và vận tải đường bộ”.

2.2. Về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã thống nhất quy định giao Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và là đòi hỏi khách quan để phù hợp với chức năng quản lý con người về trật tự, an toàn xã hội; gắn trách nhiệm chính của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2.3. Về thời điểm trình Quốc hội
Trên cơ sở hồ sơ các dự án Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện và tiến độ chuẩn bị thực tế, căn cứ yêu cầu thực tiễn tình hình hiện nay, Chính phủ đề nghị Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).
2.4. Về bố cục, nội dung cụ thể của dự thảo Luật
Dự thảo Luật gồm 08 chương, 61 điều, gồm:
+ Chương I. Những quy định chung (Gồm 08 điều, từ Điều 1 đến Điều 8)
+ Chương II. Quy tắc giao thông đường bộ (Gồm 24 điều, từ Điều 9 đến Điều 32)
+ Chương III. Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm 11 điều (từ Điều 33 đến Điều 43)
+ Chương IV. Chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm 07 điều (từ Điều 44 đến Điều 50)
+ Chương V. Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, gồm 03 điều (từ Điều 51 đến Điều 53)
+ Chương VI. Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm 04 điều (từ Điều 54 đến Điều 57)
+ Chương VII. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm 02 điều (từ Điều 58 đến Điều 59)
+ Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều, từ Điều 60 đến Điều 61./.

Tác giả bài viết: Huyện đoàn Nam Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản quyền 2019 thuộc về BTV Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện nam Giang
Địa chỉ: TT Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại:
0235.3622.288 | Email: hdnamgiang@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản: Bùi Thế Anh - Bí thư Huyện đoàn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây