Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Nam Giang

http://tuoitrenamgiang.vn


Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang
 (28/6/1949- 28/6/2019)
--------------
 
I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM GIANG
 
Nam Giang là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng. Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hưởng ứng phong trào Cần Vương của Vua Hàm Nghi, ở Nam Giang các vị tộc trưởng dòng họ Ka Phu đã đứng ra vận động con cháu, dân làng quanh vùng kết hợp cùng nghĩa quân do các ông Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo đấu tranh chống giặc giữ nước. Trong cuộc chiến đấu kiên cường đó, người thanh niên địa phương tên là Ba Tớt đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Cái (để tưởng nhớ anh, nghĩa quân và đồng bào các dân tộc đặt tên cấn nước đó là cấn Ba Tớt). Liên tiếp sau đó, đồng bào các dân tộc anh em Nam Giang lại hưởng ứng tích cực các phong trào chống thuế, chống xâu làm đường 14, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Duy Tân do các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân lãnh đạo… Chính từ sự không chịu khuất phục sự ngang ngược, hà khắc của giặc, đồng bào đã nổi dậy mạnh mẽ, trong đó nổi lên những người con ưu tú của quê hương như Tr’ gia, Tr’ ging- 2 thanh niên đã thể hiện lập trường chống Pháp triệt để, tổ chức thanh niên chống lại các cuộc càn quét của giặc và một trong những trận đánh làm nức lòng quần chúng là chiến thắng Coong-Cơneng đã mở đầu cho phong trào đấu tranh chống càn quét và chống bắt xâu quyết liệt. Cùng với các phong trào chống xâu, trong những năm trước khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, đồng bào đã nuôi giấu, bảo vệ các đồng chí Tố Hữu, Huỳnh Ngọc Huệ khi vượt ngục KonTum trên đường tìm bắt liên lạc với Đảng, thoát khỏi sự truy nã của địch.
 
Các cuộc đấu tranh của các dân tộc anh em huyện Nam Giang trước cách mạng tháng 8/1945 tuy còn mang nặng tính tự phát, song đã diễn ra liên tục và thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, góp phần làm phong phú truyền thống đấu tranh yêu nước, cách mạng của đồng bào các dân tộc và là tiền đề để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến với vùng miền núi cao, vùng căn cứ địa cách mạng.
 
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tỉnh ủy Quảng Nam lúc bấy giờ mặc dù rất bận cho công tác lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của địch, song đã chú ý đến vấn đề xây dựng căn cứ địa miền núi và chỉ đạo thành lập Châu Bến Giằng. Vào ngày 10/3/1948, sau khi chuẩn bị các điều kiện, đại hội thành lập Châu Bến Giằng (nay là huyện Nam Giang) đã được triệu tập, địa điểm họp là đồn cũ của Pháp tại Bến Giằng. Tham dự Đại hội có hơn 300 đại biểu đại diện cho các bản làng từ vùng thấp, vùng trung và một số ở vùng cao. Đại hội đã nêu bật vị trí chiến lược quan trọng của vùng Bến Giằng và nhấn mạnh đến ý nghĩa tách vùng Bến Giằng ra khỏi Đại Lộc và thành lập một huyện riêng đặt dưới sự chỉ đạo của tỉnh để tiện việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Việc thành lập Châu Bến Giằng đối với huyện, thì đây là một kết quả lớn, có ý nghĩa quan trọng mà cách mạng đã đem lại cho đồng bào các dân tộc anh em ở địa phương, từ đây chính quyền và nhân dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xây dựng và phát triển của quê hương trên các lĩnh vực.
 
Trong bối cảnh chung của cả nước và cả tỉnh, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình cách mạng ở vùng miền núi Bến Giằng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa được củng cố, Mặt trận Dân tộc thống nhất- chỗ dựa của chính quyền còn trong quá trình xây dựng; ảnh hưởng của Đảng, mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng với Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được xác lập và phát huy từ những năm 1947- 1948,song tổ chức Đảng chưa ra đời để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương.Yêu cầu có tính bức xúc lúc này là sớm hình thành tổ chức Đảng ở địa phương để lãnh đạo phong trào cách mạng, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy.Trước tình hình trắng đảng viên ở vùng miền núi, đầu năm 1947 Huyện ủy Đại Lộc tăng cường về vùng Bến Giằng 2 đảng viên là đ/c Nguyễn Lâm và đ/c Võ Lỵ, đến tháng 01 năm 1948 Tỉnh ủy điều bổ sung thêm 07 đảng viên nâng số đảng viên lúc bấy giờ ở vùng miền núi Bến Giằng lên 09 đảng viên.Để tập hợp số đảng viên mới được tăng cường lên vùng Bến Giằng  nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Tháng 4 năm 1948, Tổ Đảng đầu tiên ở Bến Giằng được thành lập sinh hoạt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Đại Lộc gồm 09 đảng viên do đ/c Nguyễn Lâm làm tổ trưởng. Sau khi được thành lập, Tổ Đảng và Ủy ban kháng chiến hành chính Châu (sau đổi thành huyện) nhanh chóng bắt tay vào công tác và đến cuối năm 1948, khi Châu Bến Giằng được quyết định đổi lại thành huyện Bến Giằng thì việc triển khai công tác xây dựng chính quyền cơ sở thu được nhiều kết quả tốt, Tổ Đảng đã bước đầu chú trọng đến công tác phát triển Đảng, cuối tháng 4/1948, trên cơ sở giới thiệu của Tổ Đảng Bến Giằng, Huyện ủy Đại Lộc đã chuẩn y kết nạp thêm 09 đồng chí, đây là đợt kết nạp đảng viên mới đầu tiên ở Bến Giằng, nâng tổng số đảng viên lên 18 đ/c.
 
Giữa tháng 5/1948, Huyện ủy Đại Lộc tổ chức Hội nghị đại biểu đảng viên vùng Bến Giằng, Hội nghị kiểm điểm đánh giá công tác xây dựng đảng và công tác vận động cách mạng ở miền núi, đồng thời công bố Quyết định thành lập chi bộ Đảng ở Bến Giằng trên cơ sở chuyển Tổ Đảng lên thành Chi bộ đảng, Đại hội nhất trí đặt tên là chi bộ Liên Sơn do đ/c Tăng Thành làm Bí thư, đ/c Nguyễn Lâm làm Phó Bí thư (đến tháng 8/1948 đ/c Tăng Thành bị bệnh nặng, Huyện ủy Đại Lộc chỉ định đ/c Nguyễn Lâm làm Bí thư, đ/c Võ Lỵ làm phó Bí thư).Chi bộ Liên Sơn, tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên ở Bến Giằng được thành lập đã tạo cơ sở và là điều kiện thúc đẩy phong trào cách mạng và công tác xây dựng Đảng ở Bến Giằng từng bước được nâng lên về mọi mặt. Song song với các công tác phát triển đảng viên mới ở cơ sở, Huyện ủy Đại Lộc còn chủ trương nhanh chóng thành lập chi bộ ở các xã, đơn vị sản xuất:
 
- Tháng 5/1948: chi bộ trại sản xuất Thạnh Mỹ được thành lập gồm 22 đảng viên do đ/c Trần Dư làm Bí thư.
 
- Tháng 02/1949: chi bộ xã Hiền Lương được thành lập  gồm 05 đảng viên do đ/c Nguyễn Khánh Đôi làm Bí thư.
 
- Tháng 6/1949: chi bộ xã A Ngạt được thành lập gồm 12 đảng viên do đ/c Phan Tấn Tộ làm Bí thư.
 
Như vậy, đến thời điểm giữa năm 1949 toàn huyện đã hình thành 04 chi bộ Đảng với tổng cộng 57 đảng viên (trong đó có 07 đảng viên là người dân tộc thiểu số ở địa phương). Đây là tiền đề để thành lập Đảng bộ huyện Bến Giằng.
 
Xuất  phát từ tình hình đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng căn cứ địa miền núi, sau khi nhận thấy cuộc vận động cách mạng và công tác xây dựng Đảng ở Bến Giằng có những bước tiến khá vững chắc. Tỉnh ủy Quảng Nam đã quyết định chuyển các chi bộ Đảng ở Bến Giằng (lúc bấy giờ trực thuộc Huyện ủy Đại Lộc) thành lập Đảng bộ huyện trực thuộc Tỉnh ủy quản lý, chỉ đạo.
Ngày 28/6/1949, Hội nghị toàn thể đảng viên trong huyện đã được tổ chức tại trại tăng gia sản xuất Thạnh Mỹ đã công bố quyết định của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thành lập Đảng bộ huyện Bến Giằng (nay là huyện Nam Giang). Đồng thời, công bố danh sách Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện gồm 07 đ/c Huyện ủy viên.
 
Đảng bộ huyện Bến Giằng ra đời là một sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn, ghi nhận kết quả của quá trình vận động xây dựng và phát triển ở Bến Giằng, đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng cả về lượng và chất của phong trào cách mạng trong toàn huyện, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của các phong trào cách mạng của huyện nhà trong các giai đoạn lịch sử sau này.
 
Huyện Bến Giằng ra đời và Đảng bộ huyện được thành lập đã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhân dân, xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương, đặc biệt là xây dựng huyện thành vùng căn cứ địa vững chắc của Tỉnh ủy và Khu ủy V, làm hậu cứ sản xuất, quốc phòng, đặt kho tàng, nơi trú quân và là bàn đạp chủ lực của ta tiến công địch.
 
II. ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM GIANG-70 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN.
 
1. Đảng bộ Nam Giang trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1949- 1954).
 
Ngay sau khi ra đời, Đảng bộ huyện Bến Giằng (Nam Giang) đã chú trọng công tác phát triển Đảng khắp các địa phương trong toàn huyện. Nhờ đó, đảng viên và tổ chức Đảng có mặt hầu hết ở các địa bàn từ vùng thấp cho đến vùng cao… Đây là điều kiện để phong trào cách mạng ở huyện nhà phát triển sâu rộng, mà mở đầu là phong trào chiến tranh du kích, chống âm mưu của địch trong việc chia cắt miền núi (tháng 6/1949- tháng 3/1954). Từ giữa năm 1949, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển, góp phần làm cho địch lâm vào thế bị động trên khắp chiến trường Tây Quảng Nam.
 
Thực hiện nhiệm vụ của Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng về việc vận động đồng bào đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ các binh trạm hành lang Bến Giằng, Óoc-cơ-ruông, Pàtôih và Đhơngôl và để thực hiện tốt công tác dọc tuyến hành lang Hạ Lào, huyện đã cử một số cán bộ đặc trách công tác hành lang, đồng thời thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho hàng trăm thanh niên Lào về đấu tranh du kích, về kỹ thuật, chiến thuật, trên cơ sở đó thành lập lực lượng vũ trang hình thành đơn vị liên quân Việt- Lào, phát động nhân dân nổi dậy giải phóng huyện Đắc Chưng (tỉnh SêKông- Lào), góp phần mở rộng khu giải phóng. Cùng với việc thực hiện huấn luyện, xây dựng lực lượng vũ trang giúp bạn, Đảng bộ huyện còn tập trung vận động nhân dân đóng góp hàng vạn ngày công để làm đường, làm hệ thống kho tàng, đi dân công vận chuyển gạo, muối, quân trang, thuốc men, tải thương và nhất là việc bảo vệ hành lang an toàn phục vụ chi viện cho chiến trường Hạ Lào.
 
Đi đôi với phong trào xây dựng hành lang, xây dựng căn cứ địa kháng chiến, Đảng bộ huyện luôn chú trọng việc lãnh đạo đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát động thành phong trào sôi nổi trong nhân dân, nhờ đó các địa phương đã từng bước ý thức được việc tăng gia sản xuất giỏi là yêu nước, là để cải thiện đời sống và để kháng chiến thắng lợi.Bên cạnh việc phát động phong trào tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ được tiến hành bằng việc thành lập ban Bình dân học vụ thực hiện việc dạy chữ cho đồng bào các dân tộc trong huyện, vận động đồng bào đưa con em đến trường.Phong trào ăn ở theo nếp sống mới bước đầu được nhân dân ủng hộ tích cực, hầu hết đồng bào đều xây dựng làng 3 sạch (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), bữa ăn biết dùng đũa hoặc muỗng, uống nước đun sôi, dùng thuốc nam chữa bệnh. Phong trào văn nghệ quần chúng được phát động rộng rãi, các hoạt động ca hát, vui chơi tập thể, đốt lửa trại của thanh, thiếu niên được nhiều người tham gia.
 
Cùng với các mặt công tác khác, công tác xây dựng Đảng, vận động thành lập xây dựng củng cố kiện toàn chính quyền cơ sở được Huyện ủy quan tâm chú trọng. Đến tháng 6/1950, Đảng bộ huyện đã kết nạp thêm 33 đảng viên mới nâng tổng số đảng viên lên 90 đ/c và thành lập thêm 04 chi bộ nâng tổng số lên 07 chi bộ (trong đó có 04 chi bộ xã và 03 chi bộ cơ quan). Công tác xây dựng chính quyền được củng cố, tháng 12/1949 Ủy ban kháng chiến- hành chính huyện được kiện toàn lại, ông Bnướch Đá được cử làm chủ tịch, ông Trần Tiến làm phó Chủ tịch.
 
Tháng 9/1950, Huyện uỷ phát động phong trào “Rèn cán, chỉnh quân” và mở các lớp bồi dưỡng lý luận ngắn hạn cho đảng viên với nội dung: Đảng tính, giai cấp tính, quan điểm quần chúng, tinh thần quốc tế vô sản. Ngoài ra, còn hướng dẫn cho các chi bộ tổ chức học tập nội dung: Cần kiệm, liêm chính, sửa đổi lối làm việc, lãnh đạo kiểm tra,… để nâng cao trách nhiệm cho mỗi cấp uỷ viên và Đảng viên trong việc xây dựng chi bộ. Huyện uỷ đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí vai trò của cán bộ, đảng viên người Kinh phụ trách cơ sở, xem đó là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh các mặt hoạt động, đưa chủ trương, Nghị quyết của Đảng thấm nhuần trong nhân dân.
 
          Để thực hiện mục tiêu trên, Huyện uỷ thành lập các đoàn cán bộ đặc trách các vùng, đặc biệt là vùngĐa Năng Tyđể nắm tình hình về thực hiện chính sách dân tộc trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, quan hệ giữa các binh trạm hành lang Hạ Lào với các địa phương, phát hiện những lệch lạc để uốn nắn kịp thời. Qua sinh hoạt, học tập, huấn luyện lần này đã góp phần nâng cao nhận thức cho đảng viên, đồng thời kết hợp tự phê bình và phê bình, đã rút ra những khuyết điểm, đồng thời khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân làm tốt. Kết quả phong trào thi đua ái quốc, thi đua nội bộ với nội dung 5 tốt (đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, học tập tốt, sản xuất tốt và tự túc tốt), trong phong trào thi đua 1950-1951, Huyện uỷ đã biểu dương những gương người tốt, việc tốt, bầu chọn một số tấm gương tiêu biểu như Alăng Đhâu (chiến sĩ dân công), Võ Xuân Sơn (chiến sĩ Tây tiến)…
 
          Sau gần một năm thực hiện “rèn cán, chỉnh quân”  bước đầu đã có hiệu quả. Bộ máy cán bộ cấp huyện được tinh giảm, phương thức công tác của cán bộ đặt trách xây dựng xã có chuyển biến, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân trên hành lang Hạ Lào, phát hiện và có biện pháp giải quyết nạn đói, đau, lạt muối,… Đã đưa đoàn cán bộ “Tây tiến” và lực lượng bộ đội địa phương đứng bám vùng Đa Nâng Ty để tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng phong trào du kích chiến tranh, làm cho đồng bào một lòng theo Chính phủ Bác Hồ, đứng dậy tự vũ trang, ngăn chặn địch mở các đợt càn quét, phát triển “goum”, lập tề. Chính từ sự chuyển hướng hoạt động cơ bản này mà phong trào toàn huyện được dấy lên mạnh mẽ.
 
Từ năm 1951, địch âm mưu củng cố Tây Nguyên, ra sức mở rộng phạm vi kiểm soát từ Đăkglei (KonTum) ra miền Tây Quảng Nam, phá đường giao thông chiến lược và căn cứ địa của ta, nối liền vùng tạm chiếm Tây Nguyên với Hạ Lào và đường 14 Quảng Nam. Để đối phó với tình hình đó, Huyện ủy huy động trung đội Bộ đội địa phương phối hợp với đoàn cán bộ vũ trang tuyên truyền xây dựng, giáo dục nhân dân nhận rõ âm mưu của địch trong việc xây dựng “goum”, lập tề. Nhờ vây, đồng bào đã từng bước thấy rõ bộ mặt của kẻ thù và đã tham gia tích cực giúp đỡ cách mạng, bộ đội, đánh bại âm mưu của địch trong việc lấn chiếm, góp phần giữ vững thế an toàn hành lang Hạ Lào ngang qua huyện.
 
Vào cuối năm 1952, các vụ “ăn đầu, trả đầu” trên địa bàn huyện liên tiếp xẩy ra làm cho nhân dân lo sợ; phong trào quần chúng đang sôi nổi, lại lắng xuống, cán bộ không dám đi công tác cơ sở. Trước tình hình đó, Huyện ủy đã tập trung giải quyết các vụ gây mất đoàn kết giữa các làng. Sau khi nghiên cứu nguyên nhân xảy ra sự việc, Huyện ủy đề ra những giải pháp cụ thể để giải quyết từng bước với phương châm “kiên nhẫn, thận trọng và chắc chắn”. Huyện cử một đoàn cán bộ xuống các địa phương xảy ra sự việc để tuyên truyền chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, đồng thời phân tích tác hại của nạn “ăn đầu, trả đầu”, đâm chém lẫn nhau giữa đồng bào. Từ đó, gây được ảnh hưởng lớn trong quần chúng về khả năng vận động đoàn kết của cán bộ Bác Hồ nhằm chấm dứt nạn “ăn đầu, trả đầu”. Đặc biệt là có chủ trương đưa cuộc vận động đoàn kết thành một phong trào quần chúng rộng lớn trong toàn huyện, đi sâu vào việc giải quyết các mâu thuẫn, hiềm khích lẫn nhau giữa các làng.
 
Sau chiến dịch Biên giới 1950 và chiến dịch Tây Bắc 1951 của ta thắng lợi, thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng lâm vào tình thế khủng hoảng trầm trọng. Để phối hợp với chiến trường toàn quốc và Liên khu V trong chiến dịch Đông Xuân (1953- 1954), Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác củng cố vùng căn cứ, đẩy mạnh bố phòng, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích, đặc biệt là củng cố cơ sở các làng dọc hành lang Hạ Lào. Đồng thời, tổ chức đợt học tập “Chỉnh Đảng” do Liên khu ủy V chủ trương phát động, sau đợt “chỉnh Đảng” phong trào “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” được dấy lên mạnh mẽ. Đáng kể nhất là khắc phục nạn đói năm 1952, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là: “cứu đói như cứu lửa”, phân công cán bộ đảng viên đến từng địa bàn vận động nhân dân thực hiện tinh thần tương thân, tương ái giúp nhau vượt qua nạn đói, nhờ vậy, việc giải quyết nạn đói đã thực hiện một cách có hiệu quả. Đồng thời, ban hành chủ trương xây dựng phiên âm chữ viết Cơtu.
 
Từ cuối năm 1953, cùng với chiến trường toàn quốc, huyện đã phối hợp với phong trào toàn tỉnh tiến công dồn dập, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Theo các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, Quảng Nam trực thuộc vùng tự do nay do địch tạm thời kiểm soát, Bến Giằng thuộc khu vực tập kết 30 ngày. Bước ngoặt lịch sử này đặt ra cho Đảng bộ huyện Bến Giằng nhiều thử thách mới: vừa sắp xếp tổ chức lại hệ thống tổ chức Đảng, hoàn thành việc chuyển quân tập kết, vừa lãnh đạo đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
 
Thực hiện Quyết định của cấp trên, Huyện ủy đưa một số cán bộ, bộ đội tập kết ra miền Bắc và chọn một số cán bộ phân công ở lại hoạt động. Từ đây, nhân dân các dân tộc Bến Giằng cùng cả tỉnh bước sang giai đoạn mới của cách mạng, với kẻ thù mới và phương châm phương pháp đấu tranh mới.
 
2. Đảng bộ huyện Nam Giang trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975).
 
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta tạm chia làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải- Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của quân đội liên hợp Pháp, đến ngày 20/7/1956 hai miền tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà. Tuy vậy, trong lúc ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thì bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm được Mỹ giúp sức đã ngang nhiên phá bỏ Hiệp định, tiến hành các chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng” tàn bạo, đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta một cách khốc liệt, gây ra nhiều vụ thảm sát man rợ ở đồng bằng Quảng Nam cũng như nhiều nơi khác ở miền Nam. Trước tình hình đó, để nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo trong thời kỳ mới, theo Quyết định của Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ huyện Bến Giằng được kiện toàn củng cố tinh gọn, hợp lý, bí mật gồm nhiều đảng viên trung kiên có sức khỏe tốt, chịu đựng gian khổ, có năng lực hoạt động phong trào. Số còn lại sống hợp pháp, tham gia các tổ chức quần chúng để tập hợp lực lượng, lãnh đạo đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Dựa vào chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và diễn biến tình hình cụ thể ở địa phương, Huyện ủy đã đề ra phương hướng hoạt động sát hợp, sắp xếp lại tổ chức, phân công cán bộ bám sát cơ sở, giữ vững phong trào ở địa bàn công tác. Chính vì vậy, mặc dù chuyển qua giai đoạn mới với nhiều khó khăn, phức tạp mới nhưng phong trào cách mạng trong toàn huyện về cơ bản vẫn giữ vững và có hướng phát triển.
 
Từ đầu năm 1956, Mỹ- Diệm xúc tiến chiến dịch “tố cộng- diệt cộng” một cách tàn bạo. Chúng xúc tiến mạnh việc đưa quân đánh phá phong trào cách mạng các huyện miền núi, thành lập quận Hiên- Giằng, đưa lực lượng hoạt động xâm nhập mạnh vào vùng thấp Bến Giằng, đồng thời thành lập khu hành chính Thạnh Mỹ. Thời gian này, Đảng bộ huyện Bến Giằng gặp nhiều khó khăn, tổn thất: Huyện ủy mất liên lạc với Tỉnh ủy và Liên khu ủy V, phần lớn chi bộ cơ sở dễ bị bể vỡ, còn một số đảng viên hoạt động đơn tuyến. Tình hình đó, đã làm cho phong trào cách mạng ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng đây cũng chính là thời gian Đảng bộ huyện được tôi luyện, trong gian khổ hy sinh, nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững được phẩm chất của người cộng sản, đấu tranh bất khuất với kẻ thù, nhân dân tận tình che giấu, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, phong trào cách mạng huyện nhà cơ bản được giữ vững, tạo đà đưa phong trào địa phương sang giai đoạn mới khi tiếp thu Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II). Đầu tháng 8 năm 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các huyện Bến Giằng, HảiNam, Bến Yên và miền Tây Hòa Vang tiến hành hợp nhất thành một huyện, lấy tên huyện Thống Nhất. Cũng trong thời điểm này, Tỉnh ủy quyết định thành lập Đảng ủy Bắc Sơn, mật danh B3 (tức Huyện ủy Thống Nhất).
Từ năm 1960, phong trào cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh dần dần được khôi phục mở ra thắng lợi lớn, ta làm chủ đại bộ phận miền núi, đồng bằng và ngày 24 tháng 4 năm 1965, huyện Nam Giang (được đổi tên từ năm 1963) hoàn toàn được giải phóng khỏi sự kiểm soát của chính quyền Mỹ- Diệm. Từ đây, phong trào cách mạng ở Nam Giang bước sang một trang sử mới: nhân dân được hoàn toàn tự do làm chủ núi rừng, tập trung đẩy mạnh xây dựng và giữ vững căn cứ địa cách mạng, góp phần đánh bại quân xâm lược Mỹ.
 
Sau khi được giải phóng, Đảng bộ đã bắt tay vào việc phát triển các mặt công tác y tế, văn hóa, giáo dục và tập trung củng cố xây dựng chính quyền tự quản, mặt trận, đoàn thể, tạo không khí sôi động, hồ hởi trong nhân dân khi bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Với những nỗ lực của Đảng bộ, quân và dân toàn huyện từ khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã góp phần đưa phong trào miền núi ngày càng phát triển, xứng đáng là vùng căn cứ địa cách mạng vững chắc của Tỉnh ủy, của Khu ủy khu V.
 
Bị thất bại nặng nề trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đổ quân vào chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng mở đầu cho cuộc “chiến tranh cục bộ” chống nhân dân ta. Một lần nữa lịch sử đã đặt cho nhân dân Quảng Nam- Đà Nẵng nói chung và nhân dân huyện Nam Giang nói riêng đi đầu trong cuộc chiến đương đầu trực tiếp với quân xâm lược Mỹ. Trong bối cảnh đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy Quảng Đà về “quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ”, phong trào đánh địch ở vùng miền núi Nam Giang phát triển mạnh mẽ. Mở đầu cho phong trào đánh địch, ngày 29/11/1965 du kích xã Đắc Pring đánh phục kích tiêu diệt gần một toán biệt kích ngụy gồm 5 tên và bắt sống 2 tên khác, thu toàn bộ vũ khí, quân dụng.Tiếp đến, ngày 09/02/1966, du kích xã Đắc Pring lại đánh một toán biệt kích khác, bắn rơi một chiếc trực thăng. Thực hiện “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, liên tiếp trong các năm 1965- 1966 quân và dân Nam Giang đã đánh nhiều trận tiêu diệt nhiều tên địch, thu giữ một số vũ khí, bắn rơi một số máy bay của địch, với việc dùng súng trường bắn rơi máy bay của du kích xã Đắc Pring và của anh Pơ Loong Nhập (du kích làng Chađó (Mực)- xã Zơnông), phong trào dùng súng trường bắn máy bay được nhân rộng học tập trong toàn tỉnh.Trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến, Đảng bộ đã vận dụng tốt phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, chỉ đạo đánh địch trên mọi trận tuyến, bên cạnh đó chú trọng xây dựng lực lượng về mọi mặt. Nhờ đó, đã tạo thế và lực mới cùng quân và dân toàn tỉnh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, giáng cho địch nhiều đòn chí tử.
 
Năm 1969, địch thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” sử dụng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, đẩy mạnh càn quét, hòng bình định nông thôn đồng bằng, gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Toàn đặc khu Quảng Đà có 353/448 thôn bị san bằng, 2/3  ruộng đất canh tác ở đồng bằng bị bỏ hoang hóa, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cơ sở bị tổn thương nặng nề. Ở miền núi nói chung và ở Nam Giang nói riêng, sự đánh phá của địch cũng tăng lên, chúng vừa tăng cường các cuộc hành quân càn quét, vừa dùng máy bay B52 rải thảm, dùng các loại máy bay oanh tạc ném bom tàn phá và thâm độc hơn chúng tăng cường rải chất độc hóa học hủy hoại cây cối và hoa màu. Đứng trước thửthách mới này, Huyện ủy Nam Giang đã động viên sự nỗ lực, vượt qua hy sinh gian khổ, vượt qua những thử thách khắc nghiệt để chiến đấu bảo vệ quê hương, giữ vững phong trào cách mạng, đồng thời phân tích làm rõ âm mưu thâm độc của địch, hưởng ứng đợt sinh hoạt  chính trị “học tập và làm theo Di chúc của Bác Hồ”. Huyện ủy đã nêu khẩu hiệu hành động: “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch. Đảng bộ, quân và dân huyện Nam Giang đoàn kết một lòng ra sức củng cố giữ vững căn cứ địa miền núi”. Nhờ đó, phong trào cách mạng huyện nhà tiếp tục được giữ vững, góp phần cùng toàn tỉnh và cả nước lần lượt đánh bại các âm mưu của địch, tiến tới góp phần đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam.
 
Hiệp định Pari được ký kết là một thắng lợi to lớn của quân và dân ta. Nhưng sau ngày ký Hiệp định Pari, chính quyền Sài Gòn đã công khai phá hoại Hiệp định. Nam Giang một lần nữa trở thành địa bàn địch tập trung đánh phá, lấn chiếm, chúng thường xuyên tổ chức những cuộc càn quét với quy mô vừa và nhỏ, hành quân thọc sâu dọc đường 14, dùng máy bay oanh tạc, tung gián điệp, thám báo xâm nhập hoạt động. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy chủ trương đưa lực lượng vũ trang huyện phối hợp với du kích Bến Yên trực chiến, xây dựng phòng tuyến chiến đấu bảo vệ an toàn hành lang, kho tàng của tỉnh, chặn đánh địch càn quét lấn chiếm.
 
Sang năm 1974, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Ta càng đánh càng thắng, địch càng đánh càng thua. Thời gian này, trên địa bàn huyện Nam Giang trở nên nhộn nhịp trong công tác vận tải phục vụ chiến trường, khẩn trương hoàn hành con đường mang tên Thắng Lợi và sửa chữa đường 14 phục vụ cho bộ đội hành quân vận chuyển vũ khí, tiếp đón đồng bào trong khu chiến sự của huyện Đại Lộc lên sơ tán, góp phần vào chiến thắng Thượmg Đức để quân và dân toàn tỉnh tiến công nổi dậy tiêu diệt địch, giải phóng thị xã Tam Kỳ vào ngày 24/3/1975 và tiến tới giải phóng Thành phố Đà Nẵng ngày 29/3/1975, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử và 30/4/1975 hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Từ đây, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Giang bắt tay vào thời kỳ mới, xây dựng quê hương, đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã chỉ dạy.
 
3. Đảng bộ huyện Nam giang trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay).
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối. Trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng nước nhà được thống nhất, đồng bào các dân tộc anh em huyện Nam Giang tự hào bước vào chặng đường mới trong độc lập, tự do. Mọi người đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện chủ trương định canh định cư, từng bước khắc phục mọi khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng- an ninh ở địa phương. Nhiều phong trào được ghi nhận dẫn đầu toàn tỉnh, những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Huyện nhà đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận tạo đà cho những năm tiếp theo.
 
Là một huyện miền núi của tỉnh, xuất phát điểm thấp nên Nam Giang còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, trong những năm qua, Huyện ủy đã có nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Để chọn bước đi thích hợp, Nam Giang đã xác định cơ cấu kinh tế “Nông- lâm, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch”. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ (2015-2020) ban hành Nghị quyết đề ra 03 nhiệm vụ đột phá: Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua 3 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, các cụm công nghiệp từng bước được quy hoạch gắn với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm; xây dựng nông thôn mới; coi định cư là nhiệm vụ trung tâm, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khi hậu của địa phương. Tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt trên 6.000 tấn; chăn nuôi phát triển với hàng ngàn gia súc, gia cầm. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ từng bước phát triển, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát huy góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho một bộ phận nhân dân.Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện chuyển biến rõ rệt. Bênh cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị huyện hầu hết có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở xã, thị trấn cũng đã dần được chuẩn hóa. Cụ thể trong tổng số 271 cán bộ, công chức cấp xã có hơn 85% có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó có 137 có trình độ chuyên môn đại học đạt trên 50%. Về trình độ chính trị, hầu hết đã được đào tạo từ lý luận chính trị sơ cấp trở lên, đáng chú ý đã có 231/271 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chiếm tỷ lệ trên 85%. Qua đó, đã từng bước đáp ứng việc chuẩn hóa cán bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Song song với việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng bộ, chính quyền huyện tập trung kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trước tiên, đã sáp nhập Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vào Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Đội quản lý trật tự xây dựng vào Trung tâm phát triển quỹ đất; Đài truyền thanh- truyền hình huyện vào Trung tâm Văn hóa- Thể thao.Việc triển khai Nghị quyết 42/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc các xã phường, thị trấn trên địa bàn Quảng Nam thực hiện đạt kết quả. Ngoài trừ 6 xã vùng cao biên giới: Chơ Chun, La Ê, La Dê, Đắc Tôi, Đắc Pring, Đắc Pre chưa thực hiện việc sáp nhập thôn theo quy định thì đến nay các xã, thị trấn còn lại trong huyện đã hoàn thành công tác này. Số thôn của huyện từ 63 thôn hiện chỉ còn 50 thôn, đây là cơ sở để tiến đến sáp nhập xã trong thời gian tới.
Hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2000, Chính phủ đã khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh với trên 50km đi ngang qua huyện. Từ năm 2005, đường ô tô đã thông tuyến từ huyện lỵ đến cửa khẩu Nam Giang- Đắc Chưng (Lào); hầu hết các xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, chuyên chở hàng hóa, phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân.Toàn huyện có 12/12 xã có điện lưới quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc. Các chương trình, mục tiêu của Chính phủ,chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai đem lại hiệu quả thiết thực, những năm qua đã cơ bản xóa nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, các hộ nghèo. Các công trình phục vụ dân sinh khác được đầu tư xây dựng làm cho đời sống, sinh hoạt của bà con có bước cải thiện đáng kể. Không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm; đến nay giảm còn 44,34 %.
Hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao có nhiều khởi sắc; hệ thống truyền thanh, truyền hình luôn được đầu tư phát triển; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã và đang trở thành phong trào rộng lớn. Công tác xã hội hóa trong xây dựng, sửa chữa Gươl, Moong, các địa phương thực hiện tốt. Thống kê tại thời điểm số thôn chưa sáp nhập, 63/63 thôn có Gươl, Moong, Nhà sinh hoạt cộng đồng (Nhà văn hóa thôn), có 58/63 thôn đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 92,06 %; 5700/6679 gia đình đăng ký được xét công nhận Gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ: 85,34% và đến nay có 67 tộc họ được công nhận là tộc họ văn hóa; 73/ 83 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 87,95%. Mạng lưới y tế luôn được củng cố và phát huy, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, tỉ lệ bác sĩ/số dân thuộc diện cao trong toàn tỉnh, bình quân 1 bác sĩ/1.000 dân. Giáo dục- đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên, nhiều năm liền huyện nhà được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học- xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Công tác thương binh- xã hội có nhiều cố gắng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng chính sách và người có công cách mạng.
Quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, ổn định; thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, an ninh biên giới luôn được quan tâm xây dựng vững chắc. Phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 huyện Nam Giang và Đắc Chưng (Lào). Định kỳ hàng năm, Đảng bộ và chính quyền hai bên đều tổ chức tốt các đoàn thăm viếng, giao lưu nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn; tháng 9/2013 đã tổ chức lễ kết nghĩa giữa 8 cụm thôn bản của 2 huyện.Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện  đến cơ sở thường xuyên được tăng cường, củng cố; chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên tiền phong gương mẫu trong mọi lời nói và việc làm. Nếu từ khi thành lập Đảng bộ huyện (28/6/1949), chúng ta chỉ có 04 chi bộ với 57 đảng viên, thì đến nay lực lượng đảng viên trong toàn huyện đã phát triển lên 2602 đồng chí; hàng năm có trên 50% số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; Công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thường xuyên được quan tâm. Đến nay, đã hoàn thành và xuất bản Kỷ yếu Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949-28/6/2019); các xã Tà Bhing, Cà Dy, Chà Vàl và thị trấn Thạnh Mỹ đã hoàn thành lịch sử đảng bộ; các xã: Đắc Pring, La Ê, La Dê đang triển khai sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ của địa phương mình.Mặt trận và các đoàn thể quần chúng luôn bám sát cơ sở, bám dân, tuyên truyền giáo dục nhận thức đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những thành tựu to lớn trên đây, là kết quả của một quá trình vận dụng sáng tạo đường lối, Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương. Đây cũng là quá trình phấn đấu không mệt mỏi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong huyện. Với những thành tích đạt được, toàn huyện có 9/12 xã, thị trấn là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang, 3 cá nhân anh hùng, 16 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân được nhận phần thưởng cao quý mà Nhà nước trao tặng; Nhân dân và cán bộ huyện nhà vinh dự được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
 
70  năm qua là chặng đường vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân huyện nhà, bộ mặt miền núi của Nam Giang đã có bước phát triển đáng mừng.Có được thành tích trên, Đảng bộ huyện Nam Giang đã đề ra các chủ trương đúng đắn trong từng thời kỳ cách mạng; xây dựng và giữ vững mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Xác định rõ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đời sống văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển… làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ đi đôi với phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên; phát triển giáo dục- đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ là nền tảng của quá trình phát triển bền vững…
 
Qua 70 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ huyện Nam Giang, chúng ta có thể rút ra một số điểm chính như sau:
Thứ nhất, Nam Giang là địa phương giàu truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng. Đảng bộ huyện ra đời, trưởng thành do nhiều yếu tố, trong đó đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, đấu tranh yêu nước và cách mạng. Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, truyền thống đó luôn phát huy cao độ, yêu nước gắn liền với yêu Đảng, trung thành với lý tưởng cộng sản, vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
 
Thứ hai, xuyên suốt 70 năm hoạt động, nhất là trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng bộ huyện Nam Giang đã gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhiều lần bị kẻ thù đánh phá, mất liên lạc với cấp trên, tưởng chừng như không thể vượt qua; Nhưng cũng chính trong những năm tháng gian khổ đó, đã sáng ngời lên tinh thần bất khuất, kiên trung và tôi luyện ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên quê hương Nam Giang anh hùng.
Thứ ba, một bài học cơ bản được rút ra qua 70 năm hoạt động của Đảng bộ là: sự lãnh đạo của Đảng bộ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của các phong trào cách mạng ở địa phương. Qua 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là vận dụng đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương, đề ra những nhiệm vụ, biện pháp và cách làm thích hợp, sát đúng… nhờ đó, đã lãnh đạo các phong trào cách mạng huyện nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nhiệm vụ mới đặt ra cho thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới là hết sức nặng nề, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân huyện nhà phải tiếp tục nâng cao nhận thức chính trị, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí phấn đấu cao hơn những gì mà huyện nhà đã đạt được trong thời gian qua, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến cơ sở; xây dựng, chỉnh đốn đảng trong sạch, vững mạnh, thật sự là hạt nhân lãnh đạo;  tập trung đầu tư phát triển kinh tế- xã hội- văn hóa, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đảm bảo QP-AN. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trước mắt là những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nam Giang lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015- 2020).
 
--------------------------------------------
 
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang
 (28/6/1949- 28/6/2019)
--------------
 
I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM GIANG
 
Nam Giang là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng. Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hưởng ứng phong trào Cần Vương của Vua Hàm Nghi, ở Nam Giang các vị tộc trưởng dòng họ Ka Phu đã đứng ra vận động con cháu, dân làng quanh vùng kết hợp cùng nghĩa quân do các ông Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo đấu tranh chống giặc giữ nước. Trong cuộc chiến đấu kiên cường đó, người thanh niên địa phương tên là Ba Tớt đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Cái (để tưởng nhớ anh, nghĩa quân và đồng bào các dân tộc đặt tên cấn nước đó là cấn Ba Tớt). Liên tiếp sau đó, đồng bào các dân tộc anh em Nam Giang lại hưởng ứng tích cực các phong trào chống thuế, chống xâu làm đường 14, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Duy Tân do các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân lãnh đạo… Chính từ sự không chịu khuất phục sự ngang ngược, hà khắc của giặc, đồng bào đã nổi dậy mạnh mẽ, trong đó nổi lên những người con ưu tú của quê hương như Tr’ gia, Tr’ ging- 2 thanh niên đã thể hiện lập trường chống Pháp triệt để, tổ chức thanh niên chống lại các cuộc càn quét của giặc và một trong những trận đánh làm nức lòng quần chúng là chiến thắng Coong-Cơneng đã mở đầu cho phong trào đấu tranh chống càn quét và chống bắt xâu quyết liệt. Cùng với các phong trào chống xâu, trong những năm trước khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, đồng bào đã nuôi giấu, bảo vệ các đồng chí Tố Hữu, Huỳnh Ngọc Huệ khi vượt ngục KonTum trên đường tìm bắt liên lạc với Đảng, thoát khỏi sự truy nã của địch.
 
Các cuộc đấu tranh của các dân tộc anh em huyện Nam Giang trước cách mạng tháng 8/1945 tuy còn mang nặng tính tự phát, song đã diễn ra liên tục và thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, góp phần làm phong phú truyền thống đấu tranh yêu nước, cách mạng của đồng bào các dân tộc và là tiền đề để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến với vùng miền núi cao, vùng căn cứ địa cách mạng.
 
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tỉnh ủy Quảng Nam lúc bấy giờ mặc dù rất bận cho công tác lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của địch, song đã chú ý đến vấn đề xây dựng căn cứ địa miền núi và chỉ đạo thành lập Châu Bến Giằng. Vào ngày 10/3/1948, sau khi chuẩn bị các điều kiện, đại hội thành lập Châu Bến Giằng (nay là huyện Nam Giang) đã được triệu tập, địa điểm họp là đồn cũ của Pháp tại Bến Giằng. Tham dự Đại hội có hơn 300 đại biểu đại diện cho các bản làng từ vùng thấp, vùng trung và một số ở vùng cao. Đại hội đã nêu bật vị trí chiến lược quan trọng của vùng Bến Giằng và nhấn mạnh đến ý nghĩa tách vùng Bến Giằng ra khỏi Đại Lộc và thành lập một huyện riêng đặt dưới sự chỉ đạo của tỉnh để tiện việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Việc thành lập Châu Bến Giằng đối với huyện, thì đây là một kết quả lớn, có ý nghĩa quan trọng mà cách mạng đã đem lại cho đồng bào các dân tộc anh em ở địa phương, từ đây chính quyền và nhân dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xây dựng và phát triển của quê hương trên các lĩnh vực.
 
Trong bối cảnh chung của cả nước và cả tỉnh, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình cách mạng ở vùng miền núi Bến Giằng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa được củng cố, Mặt trận Dân tộc thống nhất- chỗ dựa của chính quyền còn trong quá trình xây dựng; ảnh hưởng của Đảng, mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng với Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được xác lập và phát huy từ những năm 1947- 1948,song tổ chức Đảng chưa ra đời để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương.Yêu cầu có tính bức xúc lúc này là sớm hình thành tổ chức Đảng ở địa phương để lãnh đạo phong trào cách mạng, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy.Trước tình hình trắng đảng viên ở vùng miền núi, đầu năm 1947 Huyện ủy Đại Lộc tăng cường về vùng Bến Giằng 2 đảng viên là đ/c Nguyễn Lâm và đ/c Võ Lỵ, đến tháng 01 năm 1948 Tỉnh ủy điều bổ sung thêm 07 đảng viên nâng số đảng viên lúc bấy giờ ở vùng miền núi Bến Giằng lên 09 đảng viên.Để tập hợp số đảng viên mới được tăng cường lên vùng Bến Giằng  nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Tháng 4 năm 1948, Tổ Đảng đầu tiên ở Bến Giằng được thành lập sinh hoạt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Đại Lộc gồm 09 đảng viên do đ/c Nguyễn Lâm làm tổ trưởng. Sau khi được thành lập, Tổ Đảng và Ủy ban kháng chiến hành chính Châu (sau đổi thành huyện) nhanh chóng bắt tay vào công tác và đến cuối năm 1948, khi Châu Bến Giằng được quyết định đổi lại thành huyện Bến Giằng thì việc triển khai công tác xây dựng chính quyền cơ sở thu được nhiều kết quả tốt, Tổ Đảng đã bước đầu chú trọng đến công tác phát triển Đảng, cuối tháng 4/1948, trên cơ sở giới thiệu của Tổ Đảng Bến Giằng, Huyện ủy Đại Lộc đã chuẩn y kết nạp thêm 09 đồng chí, đây là đợt kết nạp đảng viên mới đầu tiên ở Bến Giằng, nâng tổng số đảng viên lên 18 đ/c.
 
Giữa tháng 5/1948, Huyện ủy Đại Lộc tổ chức Hội nghị đại biểu đảng viên vùng Bến Giằng, Hội nghị kiểm điểm đánh giá công tác xây dựng đảng và công tác vận động cách mạng ở miền núi, đồng thời công bố Quyết định thành lập chi bộ Đảng ở Bến Giằng trên cơ sở chuyển Tổ Đảng lên thành Chi bộ đảng, Đại hội nhất trí đặt tên là chi bộ Liên Sơn do đ/c Tăng Thành làm Bí thư, đ/c Nguyễn Lâm làm Phó Bí thư (đến tháng 8/1948 đ/c Tăng Thành bị bệnh nặng, Huyện ủy Đại Lộc chỉ định đ/c Nguyễn Lâm làm Bí thư, đ/c Võ Lỵ làm phó Bí thư).Chi bộ Liên Sơn, tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên ở Bến Giằng được thành lập đã tạo cơ sở và là điều kiện thúc đẩy phong trào cách mạng và công tác xây dựng Đảng ở Bến Giằng từng bước được nâng lên về mọi mặt. Song song với các công tác phát triển đảng viên mới ở cơ sở, Huyện ủy Đại Lộc còn chủ trương nhanh chóng thành lập chi bộ ở các xã, đơn vị sản xuất:
 
- Tháng 5/1948: chi bộ trại sản xuất Thạnh Mỹ được thành lập gồm 22 đảng viên do đ/c Trần Dư làm Bí thư.
 
- Tháng 02/1949: chi bộ xã Hiền Lương được thành lập  gồm 05 đảng viên do đ/c Nguyễn Khánh Đôi làm Bí thư.
 
- Tháng 6/1949: chi bộ xã A Ngạt được thành lập gồm 12 đảng viên do đ/c Phan Tấn Tộ làm Bí thư.
 
Như vậy, đến thời điểm giữa năm 1949 toàn huyện đã hình thành 04 chi bộ Đảng với tổng cộng 57 đảng viên (trong đó có 07 đảng viên là người dân tộc thiểu số ở địa phương). Đây là tiền đề để thành lập Đảng bộ huyện Bến Giằng.
 
Xuất  phát từ tình hình đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng căn cứ địa miền núi, sau khi nhận thấy cuộc vận động cách mạng và công tác xây dựng Đảng ở Bến Giằng có những bước tiến khá vững chắc. Tỉnh ủy Quảng Nam đã quyết định chuyển các chi bộ Đảng ở Bến Giằng (lúc bấy giờ trực thuộc Huyện ủy Đại Lộc) thành lập Đảng bộ huyện trực thuộc Tỉnh ủy quản lý, chỉ đạo.
Ngày 28/6/1949, Hội nghị toàn thể đảng viên trong huyện đã được tổ chức tại trại tăng gia sản xuất Thạnh Mỹ đã công bố quyết định của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thành lập Đảng bộ huyện Bến Giằng (nay là huyện Nam Giang). Đồng thời, công bố danh sách Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện gồm 07 đ/c Huyện ủy viên.
 
Đảng bộ huyện Bến Giằng ra đời là một sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn, ghi nhận kết quả của quá trình vận động xây dựng và phát triển ở Bến Giằng, đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng cả về lượng và chất của phong trào cách mạng trong toàn huyện, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của các phong trào cách mạng của huyện nhà trong các giai đoạn lịch sử sau này.
 
Huyện Bến Giằng ra đời và Đảng bộ huyện được thành lập đã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhân dân, xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương, đặc biệt là xây dựng huyện thành vùng căn cứ địa vững chắc của Tỉnh ủy và Khu ủy V, làm hậu cứ sản xuất, quốc phòng, đặt kho tàng, nơi trú quân và là bàn đạp chủ lực của ta tiến công địch.
 
II. ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM GIANG-70 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN.
 
1. Đảng bộ Nam Giang trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1949- 1954).
 
Ngay sau khi ra đời, Đảng bộ huyện Bến Giằng (Nam Giang) đã chú trọng công tác phát triển Đảng khắp các địa phương trong toàn huyện. Nhờ đó, đảng viên và tổ chức Đảng có mặt hầu hết ở các địa bàn từ vùng thấp cho đến vùng cao… Đây là điều kiện để phong trào cách mạng ở huyện nhà phát triển sâu rộng, mà mở đầu là phong trào chiến tranh du kích, chống âm mưu của địch trong việc chia cắt miền núi (tháng 6/1949- tháng 3/1954). Từ giữa năm 1949, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển, góp phần làm cho địch lâm vào thế bị động trên khắp chiến trường Tây Quảng Nam.
 
Thực hiện nhiệm vụ của Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng về việc vận động đồng bào đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ các binh trạm hành lang Bến Giằng, Óoc-cơ-ruông, Pàtôih và Đhơngôl và để thực hiện tốt công tác dọc tuyến hành lang Hạ Lào, huyện đã cử một số cán bộ đặc trách công tác hành lang, đồng thời thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho hàng trăm thanh niên Lào về đấu tranh du kích, về kỹ thuật, chiến thuật, trên cơ sở đó thành lập lực lượng vũ trang hình thành đơn vị liên quân Việt- Lào, phát động nhân dân nổi dậy giải phóng huyện Đắc Chưng (tỉnh SêKông- Lào), góp phần mở rộng khu giải phóng. Cùng với việc thực hiện huấn luyện, xây dựng lực lượng vũ trang giúp bạn, Đảng bộ huyện còn tập trung vận động nhân dân đóng góp hàng vạn ngày công để làm đường, làm hệ thống kho tàng, đi dân công vận chuyển gạo, muối, quân trang, thuốc men, tải thương và nhất là việc bảo vệ hành lang an toàn phục vụ chi viện cho chiến trường Hạ Lào.
 
Đi đôi với phong trào xây dựng hành lang, xây dựng căn cứ địa kháng chiến, Đảng bộ huyện luôn chú trọng việc lãnh đạo đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát động thành phong trào sôi nổi trong nhân dân, nhờ đó các địa phương đã từng bước ý thức được việc tăng gia sản xuất giỏi là yêu nước, là để cải thiện đời sống và để kháng chiến thắng lợi.Bên cạnh việc phát động phong trào tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ được tiến hành bằng việc thành lập ban Bình dân học vụ thực hiện việc dạy chữ cho đồng bào các dân tộc trong huyện, vận động đồng bào đưa con em đến trường.Phong trào ăn ở theo nếp sống mới bước đầu được nhân dân ủng hộ tích cực, hầu hết đồng bào đều xây dựng làng 3 sạch (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), bữa ăn biết dùng đũa hoặc muỗng, uống nước đun sôi, dùng thuốc nam chữa bệnh. Phong trào văn nghệ quần chúng được phát động rộng rãi, các hoạt động ca hát, vui chơi tập thể, đốt lửa trại của thanh, thiếu niên được nhiều người tham gia.
 
Cùng với các mặt công tác khác, công tác xây dựng Đảng, vận động thành lập xây dựng củng cố kiện toàn chính quyền cơ sở được Huyện ủy quan tâm chú trọng. Đến tháng 6/1950, Đảng bộ huyện đã kết nạp thêm 33 đảng viên mới nâng tổng số đảng viên lên 90 đ/c và thành lập thêm 04 chi bộ nâng tổng số lên 07 chi bộ (trong đó có 04 chi bộ xã và 03 chi bộ cơ quan). Công tác xây dựng chính quyền được củng cố, tháng 12/1949 Ủy ban kháng chiến- hành chính huyện được kiện toàn lại, ông Bnướch Đá được cử làm chủ tịch, ông Trần Tiến làm phó Chủ tịch.
 
Tháng 9/1950, Huyện uỷ phát động phong trào “Rèn cán, chỉnh quân” và mở các lớp bồi dưỡng lý luận ngắn hạn cho đảng viên với nội dung: Đảng tính, giai cấp tính, quan điểm quần chúng, tinh thần quốc tế vô sản. Ngoài ra, còn hướng dẫn cho các chi bộ tổ chức học tập nội dung: Cần kiệm, liêm chính, sửa đổi lối làm việc, lãnh đạo kiểm tra,… để nâng cao trách nhiệm cho mỗi cấp uỷ viên và Đảng viên trong việc xây dựng chi bộ. Huyện uỷ đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí vai trò của cán bộ, đảng viên người Kinh phụ trách cơ sở, xem đó là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh các mặt hoạt động, đưa chủ trương, Nghị quyết của Đảng thấm nhuần trong nhân dân.
 
          Để thực hiện mục tiêu trên, Huyện uỷ thành lập các đoàn cán bộ đặc trách các vùng, đặc biệt là vùngĐa Năng Tyđể nắm tình hình về thực hiện chính sách dân tộc trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, quan hệ giữa các binh trạm hành lang Hạ Lào với các địa phương, phát hiện những lệch lạc để uốn nắn kịp thời. Qua sinh hoạt, học tập, huấn luyện lần này đã góp phần nâng cao nhận thức cho đảng viên, đồng thời kết hợp tự phê bình và phê bình, đã rút ra những khuyết điểm, đồng thời khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân làm tốt. Kết quả phong trào thi đua ái quốc, thi đua nội bộ với nội dung 5 tốt (đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, học tập tốt, sản xuất tốt và tự túc tốt), trong phong trào thi đua 1950-1951, Huyện uỷ đã biểu dương những gương người tốt, việc tốt, bầu chọn một số tấm gương tiêu biểu như Alăng Đhâu (chiến sĩ dân công), Võ Xuân Sơn (chiến sĩ Tây tiến)…
 
          Sau gần một năm thực hiện “rèn cán, chỉnh quân”  bước đầu đã có hiệu quả. Bộ máy cán bộ cấp huyện được tinh giảm, phương thức công tác của cán bộ đặt trách xây dựng xã có chuyển biến, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân trên hành lang Hạ Lào, phát hiện và có biện pháp giải quyết nạn đói, đau, lạt muối,… Đã đưa đoàn cán bộ “Tây tiến” và lực lượng bộ đội địa phương đứng bám vùng Đa Nâng Ty để tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng phong trào du kích chiến tranh, làm cho đồng bào một lòng theo Chính phủ Bác Hồ, đứng dậy tự vũ trang, ngăn chặn địch mở các đợt càn quét, phát triển “goum”, lập tề. Chính từ sự chuyển hướng hoạt động cơ bản này mà phong trào toàn huyện được dấy lên mạnh mẽ.
 
Từ năm 1951, địch âm mưu củng cố Tây Nguyên, ra sức mở rộng phạm vi kiểm soát từ Đăkglei (KonTum) ra miền Tây Quảng Nam, phá đường giao thông chiến lược và căn cứ địa của ta, nối liền vùng tạm chiếm Tây Nguyên với Hạ Lào và đường 14 Quảng Nam. Để đối phó với tình hình đó, Huyện ủy huy động trung đội Bộ đội địa phương phối hợp với đoàn cán bộ vũ trang tuyên truyền xây dựng, giáo dục nhân dân nhận rõ âm mưu của địch trong việc xây dựng “goum”, lập tề. Nhờ vây, đồng bào đã từng bước thấy rõ bộ mặt của kẻ thù và đã tham gia tích cực giúp đỡ cách mạng, bộ đội, đánh bại âm mưu của địch trong việc lấn chiếm, góp phần giữ vững thế an toàn hành lang Hạ Lào ngang qua huyện.
 
Vào cuối năm 1952, các vụ “ăn đầu, trả đầu” trên địa bàn huyện liên tiếp xẩy ra làm cho nhân dân lo sợ; phong trào quần chúng đang sôi nổi, lại lắng xuống, cán bộ không dám đi công tác cơ sở. Trước tình hình đó, Huyện ủy đã tập trung giải quyết các vụ gây mất đoàn kết giữa các làng. Sau khi nghiên cứu nguyên nhân xảy ra sự việc, Huyện ủy đề ra những giải pháp cụ thể để giải quyết từng bước với phương châm “kiên nhẫn, thận trọng và chắc chắn”. Huyện cử một đoàn cán bộ xuống các địa phương xảy ra sự việc để tuyên truyền chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, đồng thời phân tích tác hại của nạn “ăn đầu, trả đầu”, đâm chém lẫn nhau giữa đồng bào. Từ đó, gây được ảnh hưởng lớn trong quần chúng về khả năng vận động đoàn kết của cán bộ Bác Hồ nhằm chấm dứt nạn “ăn đầu, trả đầu”. Đặc biệt là có chủ trương đưa cuộc vận động đoàn kết thành một phong trào quần chúng rộng lớn trong toàn huyện, đi sâu vào việc giải quyết các mâu thuẫn, hiềm khích lẫn nhau giữa các làng.
 
Sau chiến dịch Biên giới 1950 và chiến dịch Tây Bắc 1951 của ta thắng lợi, thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng lâm vào tình thế khủng hoảng trầm trọng. Để phối hợp với chiến trường toàn quốc và Liên khu V trong chiến dịch Đông Xuân (1953- 1954), Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác củng cố vùng căn cứ, đẩy mạnh bố phòng, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích, đặc biệt là củng cố cơ sở các làng dọc hành lang Hạ Lào. Đồng thời, tổ chức đợt học tập “Chỉnh Đảng” do Liên khu ủy V chủ trương phát động, sau đợt “chỉnh Đảng” phong trào “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” được dấy lên mạnh mẽ. Đáng kể nhất là khắc phục nạn đói năm 1952, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là: “cứu đói như cứu lửa”, phân công cán bộ đảng viên đến từng địa bàn vận động nhân dân thực hiện tinh thần tương thân, tương ái giúp nhau vượt qua nạn đói, nhờ vậy, việc giải quyết nạn đói đã thực hiện một cách có hiệu quả. Đồng thời, ban hành chủ trương xây dựng phiên âm chữ viết Cơtu.
 
Từ cuối năm 1953, cùng với chiến trường toàn quốc, huyện đã phối hợp với phong trào toàn tỉnh tiến công dồn dập, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Theo các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, Quảng Nam trực thuộc vùng tự do nay do địch tạm thời kiểm soát, Bến Giằng thuộc khu vực tập kết 30 ngày. Bước ngoặt lịch sử này đặt ra cho Đảng bộ huyện Bến Giằng nhiều thử thách mới: vừa sắp xếp tổ chức lại hệ thống tổ chức Đảng, hoàn thành việc chuyển quân tập kết, vừa lãnh đạo đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
 
Thực hiện Quyết định của cấp trên, Huyện ủy đưa một số cán bộ, bộ đội tập kết ra miền Bắc và chọn một số cán bộ phân công ở lại hoạt động. Từ đây, nhân dân các dân tộc Bến Giằng cùng cả tỉnh bước sang giai đoạn mới của cách mạng, với kẻ thù mới và phương châm phương pháp đấu tranh mới.
 
2. Đảng bộ huyện Nam Giang trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975).
 
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta tạm chia làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải- Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của quân đội liên hợp Pháp, đến ngày 20/7/1956 hai miền tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà. Tuy vậy, trong lúc ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thì bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm được Mỹ giúp sức đã ngang nhiên phá bỏ Hiệp định, tiến hành các chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng” tàn bạo, đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta một cách khốc liệt, gây ra nhiều vụ thảm sát man rợ ở đồng bằng Quảng Nam cũng như nhiều nơi khác ở miền Nam. Trước tình hình đó, để nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo trong thời kỳ mới, theo Quyết định của Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ huyện Bến Giằng được kiện toàn củng cố tinh gọn, hợp lý, bí mật gồm nhiều đảng viên trung kiên có sức khỏe tốt, chịu đựng gian khổ, có năng lực hoạt động phong trào. Số còn lại sống hợp pháp, tham gia các tổ chức quần chúng để tập hợp lực lượng, lãnh đạo đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Dựa vào chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và diễn biến tình hình cụ thể ở địa phương, Huyện ủy đã đề ra phương hướng hoạt động sát hợp, sắp xếp lại tổ chức, phân công cán bộ bám sát cơ sở, giữ vững phong trào ở địa bàn công tác. Chính vì vậy, mặc dù chuyển qua giai đoạn mới với nhiều khó khăn, phức tạp mới nhưng phong trào cách mạng trong toàn huyện về cơ bản vẫn giữ vững và có hướng phát triển.
 
Từ đầu năm 1956, Mỹ- Diệm xúc tiến chiến dịch “tố cộng- diệt cộng” một cách tàn bạo. Chúng xúc tiến mạnh việc đưa quân đánh phá phong trào cách mạng các huyện miền núi, thành lập quận Hiên- Giằng, đưa lực lượng hoạt động xâm nhập mạnh vào vùng thấp Bến Giằng, đồng thời thành lập khu hành chính Thạnh Mỹ. Thời gian này, Đảng bộ huyện Bến Giằng gặp nhiều khó khăn, tổn thất: Huyện ủy mất liên lạc với Tỉnh ủy và Liên khu ủy V, phần lớn chi bộ cơ sở dễ bị bể vỡ, còn một số đảng viên hoạt động đơn tuyến. Tình hình đó, đã làm cho phong trào cách mạng ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng đây cũng chính là thời gian Đảng bộ huyện được tôi luyện, trong gian khổ hy sinh, nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững được phẩm chất của người cộng sản, đấu tranh bất khuất với kẻ thù, nhân dân tận tình che giấu, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, phong trào cách mạng huyện nhà cơ bản được giữ vững, tạo đà đưa phong trào địa phương sang giai đoạn mới khi tiếp thu Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II). Đầu tháng 8 năm 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các huyện Bến Giằng, HảiNam, Bến Yên và miền Tây Hòa Vang tiến hành hợp nhất thành một huyện, lấy tên huyện Thống Nhất. Cũng trong thời điểm này, Tỉnh ủy quyết định thành lập Đảng ủy Bắc Sơn, mật danh B3 (tức Huyện ủy Thống Nhất).
Từ năm 1960, phong trào cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh dần dần được khôi phục mở ra thắng lợi lớn, ta làm chủ đại bộ phận miền núi, đồng bằng và ngày 24 tháng 4 năm 1965, huyện Nam Giang (được đổi tên từ năm 1963) hoàn toàn được giải phóng khỏi sự kiểm soát của chính quyền Mỹ- Diệm. Từ đây, phong trào cách mạng ở Nam Giang bước sang một trang sử mới: nhân dân được hoàn toàn tự do làm chủ núi rừng, tập trung đẩy mạnh xây dựng và giữ vững căn cứ địa cách mạng, góp phần đánh bại quân xâm lược Mỹ.
 
Sau khi được giải phóng, Đảng bộ đã bắt tay vào việc phát triển các mặt công tác y tế, văn hóa, giáo dục và tập trung củng cố xây dựng chính quyền tự quản, mặt trận, đoàn thể, tạo không khí sôi động, hồ hởi trong nhân dân khi bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Với những nỗ lực của Đảng bộ, quân và dân toàn huyện từ khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã góp phần đưa phong trào miền núi ngày càng phát triển, xứng đáng là vùng căn cứ địa cách mạng vững chắc của Tỉnh ủy, của Khu ủy khu V.
 
Bị thất bại nặng nề trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đổ quân vào chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng mở đầu cho cuộc “chiến tranh cục bộ” chống nhân dân ta. Một lần nữa lịch sử đã đặt cho nhân dân Quảng Nam- Đà Nẵng nói chung và nhân dân huyện Nam Giang nói riêng đi đầu trong cuộc chiến đương đầu trực tiếp với quân xâm lược Mỹ. Trong bối cảnh đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy Quảng Đà về “quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ”, phong trào đánh địch ở vùng miền núi Nam Giang phát triển mạnh mẽ. Mở đầu cho phong trào đánh địch, ngày 29/11/1965 du kích xã Đắc Pring đánh phục kích tiêu diệt gần một toán biệt kích ngụy gồm 5 tên và bắt sống 2 tên khác, thu toàn bộ vũ khí, quân dụng.Tiếp đến, ngày 09/02/1966, du kích xã Đắc Pring lại đánh một toán biệt kích khác, bắn rơi một chiếc trực thăng. Thực hiện “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, liên tiếp trong các năm 1965- 1966 quân và dân Nam Giang đã đánh nhiều trận tiêu diệt nhiều tên địch, thu giữ một số vũ khí, bắn rơi một số máy bay của địch, với việc dùng súng trường bắn rơi máy bay của du kích xã Đắc Pring và của anh Pơ Loong Nhập (du kích làng Chađó (Mực)- xã Zơnông), phong trào dùng súng trường bắn máy bay được nhân rộng học tập trong toàn tỉnh.Trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến, Đảng bộ đã vận dụng tốt phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, chỉ đạo đánh địch trên mọi trận tuyến, bên cạnh đó chú trọng xây dựng lực lượng về mọi mặt. Nhờ đó, đã tạo thế và lực mới cùng quân và dân toàn tỉnh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, giáng cho địch nhiều đòn chí tử.
 
Năm 1969, địch thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” sử dụng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, đẩy mạnh càn quét, hòng bình định nông thôn đồng bằng, gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Toàn đặc khu Quảng Đà có 353/448 thôn bị san bằng, 2/3  ruộng đất canh tác ở đồng bằng bị bỏ hoang hóa, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cơ sở bị tổn thương nặng nề. Ở miền núi nói chung và ở Nam Giang nói riêng, sự đánh phá của địch cũng tăng lên, chúng vừa tăng cường các cuộc hành quân càn quét, vừa dùng máy bay B52 rải thảm, dùng các loại máy bay oanh tạc ném bom tàn phá và thâm độc hơn chúng tăng cường rải chất độc hóa học hủy hoại cây cối và hoa màu. Đứng trước thửthách mới này, Huyện ủy Nam Giang đã động viên sự nỗ lực, vượt qua hy sinh gian khổ, vượt qua những thử thách khắc nghiệt để chiến đấu bảo vệ quê hương, giữ vững phong trào cách mạng, đồng thời phân tích làm rõ âm mưu thâm độc của địch, hưởng ứng đợt sinh hoạt  chính trị “học tập và làm theo Di chúc của Bác Hồ”. Huyện ủy đã nêu khẩu hiệu hành động: “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch. Đảng bộ, quân và dân huyện Nam Giang đoàn kết một lòng ra sức củng cố giữ vững căn cứ địa miền núi”. Nhờ đó, phong trào cách mạng huyện nhà tiếp tục được giữ vững, góp phần cùng toàn tỉnh và cả nước lần lượt đánh bại các âm mưu của địch, tiến tới góp phần đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam.
 
Hiệp định Pari được ký kết là một thắng lợi to lớn của quân và dân ta. Nhưng sau ngày ký Hiệp định Pari, chính quyền Sài Gòn đã công khai phá hoại Hiệp định. Nam Giang một lần nữa trở thành địa bàn địch tập trung đánh phá, lấn chiếm, chúng thường xuyên tổ chức những cuộc càn quét với quy mô vừa và nhỏ, hành quân thọc sâu dọc đường 14, dùng máy bay oanh tạc, tung gián điệp, thám báo xâm nhập hoạt động. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy chủ trương đưa lực lượng vũ trang huyện phối hợp với du kích Bến Yên trực chiến, xây dựng phòng tuyến chiến đấu bảo vệ an toàn hành lang, kho tàng của tỉnh, chặn đánh địch càn quét lấn chiếm.
 
Sang năm 1974, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Ta càng đánh càng thắng, địch càng đánh càng thua. Thời gian này, trên địa bàn huyện Nam Giang trở nên nhộn nhịp trong công tác vận tải phục vụ chiến trường, khẩn trương hoàn hành con đường mang tên Thắng Lợi và sửa chữa đường 14 phục vụ cho bộ đội hành quân vận chuyển vũ khí, tiếp đón đồng bào trong khu chiến sự của huyện Đại Lộc lên sơ tán, góp phần vào chiến thắng Thượmg Đức để quân và dân toàn tỉnh tiến công nổi dậy tiêu diệt địch, giải phóng thị xã Tam Kỳ vào ngày 24/3/1975 và tiến tới giải phóng Thành phố Đà Nẵng ngày 29/3/1975, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử và 30/4/1975 hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Từ đây, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Giang bắt tay vào thời kỳ mới, xây dựng quê hương, đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã chỉ dạy.
 
3. Đảng bộ huyện Nam giang trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay).
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối. Trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng nước nhà được thống nhất, đồng bào các dân tộc anh em huyện Nam Giang tự hào bước vào chặng đường mới trong độc lập, tự do. Mọi người đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện chủ trương định canh định cư, từng bước khắc phục mọi khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng- an ninh ở địa phương. Nhiều phong trào được ghi nhận dẫn đầu toàn tỉnh, những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Huyện nhà đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận tạo đà cho những năm tiếp theo.
 
Là một huyện miền núi của tỉnh, xuất phát điểm thấp nên Nam Giang còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, trong những năm qua, Huyện ủy đã có nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Để chọn bước đi thích hợp, Nam Giang đã xác định cơ cấu kinh tế “Nông- lâm, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch”. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ (2015-2020) ban hành Nghị quyết đề ra 03 nhiệm vụ đột phá: Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua 3 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, các cụm công nghiệp từng bước được quy hoạch gắn với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm; xây dựng nông thôn mới; coi định cư là nhiệm vụ trung tâm, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khi hậu của địa phương. Tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt trên 6.000 tấn; chăn nuôi phát triển với hàng ngàn gia súc, gia cầm. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ từng bước phát triển, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát huy góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho một bộ phận nhân dân.Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện chuyển biến rõ rệt. Bênh cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị huyện hầu hết có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở xã, thị trấn cũng đã dần được chuẩn hóa. Cụ thể trong tổng số 271 cán bộ, công chức cấp xã có hơn 85% có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó có 137 có trình độ chuyên môn đại học đạt trên 50%. Về trình độ chính trị, hầu hết đã được đào tạo từ lý luận chính trị sơ cấp trở lên, đáng chú ý đã có 231/271 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chiếm tỷ lệ trên 85%. Qua đó, đã từng bước đáp ứng việc chuẩn hóa cán bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Song song với việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng bộ, chính quyền huyện tập trung kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trước tiên, đã sáp nhập Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vào Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Đội quản lý trật tự xây dựng vào Trung tâm phát triển quỹ đất; Đài truyền thanh- truyền hình huyện vào Trung tâm Văn hóa- Thể thao.Việc triển khai Nghị quyết 42/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc các xã phường, thị trấn trên địa bàn Quảng Nam thực hiện đạt kết quả. Ngoài trừ 6 xã vùng cao biên giới: Chơ Chun, La Ê, La Dê, Đắc Tôi, Đắc Pring, Đắc Pre chưa thực hiện việc sáp nhập thôn theo quy định thì đến nay các xã, thị trấn còn lại trong huyện đã hoàn thành công tác này. Số thôn của huyện từ 63 thôn hiện chỉ còn 50 thôn, đây là cơ sở để tiến đến sáp nhập xã trong thời gian tới.
Hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2000, Chính phủ đã khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh với trên 50km đi ngang qua huyện. Từ năm 2005, đường ô tô đã thông tuyến từ huyện lỵ đến cửa khẩu Nam Giang- Đắc Chưng (Lào); hầu hết các xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, chuyên chở hàng hóa, phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân.Toàn huyện có 12/12 xã có điện lưới quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc. Các chương trình, mục tiêu của Chính phủ,chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai đem lại hiệu quả thiết thực, những năm qua đã cơ bản xóa nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, các hộ nghèo. Các công trình phục vụ dân sinh khác được đầu tư xây dựng làm cho đời sống, sinh hoạt của bà con có bước cải thiện đáng kể. Không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm; đến nay giảm còn 44,34 %.
Hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao có nhiều khởi sắc; hệ thống truyền thanh, truyền hình luôn được đầu tư phát triển; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã và đang trở thành phong trào rộng lớn. Công tác xã hội hóa trong xây dựng, sửa chữa Gươl, Moong, các địa phương thực hiện tốt. Thống kê tại thời điểm số thôn chưa sáp nhập, 63/63 thôn có Gươl, Moong, Nhà sinh hoạt cộng đồng (Nhà văn hóa thôn), có 58/63 thôn đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 92,06 %; 5700/6679 gia đình đăng ký được xét công nhận Gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ: 85,34% và đến nay có 67 tộc họ được công nhận là tộc họ văn hóa; 73/ 83 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 87,95%. Mạng lưới y tế luôn được củng cố và phát huy, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, tỉ lệ bác sĩ/số dân thuộc diện cao trong toàn tỉnh, bình quân 1 bác sĩ/1.000 dân. Giáo dục- đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên, nhiều năm liền huyện nhà được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học- xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Công tác thương binh- xã hội có nhiều cố gắng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng chính sách và người có công cách mạng.
Quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, ổn định; thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, an ninh biên giới luôn được quan tâm xây dựng vững chắc. Phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 huyện Nam Giang và Đắc Chưng (Lào). Định kỳ hàng năm, Đảng bộ và chính quyền hai bên đều tổ chức tốt các đoàn thăm viếng, giao lưu nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn; tháng 9/2013 đã tổ chức lễ kết nghĩa giữa 8 cụm thôn bản của 2 huyện.Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện  đến cơ sở thường xuyên được tăng cường, củng cố; chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên tiền phong gương mẫu trong mọi lời nói và việc làm. Nếu từ khi thành lập Đảng bộ huyện (28/6/1949), chúng ta chỉ có 04 chi bộ với 57 đảng viên, thì đến nay lực lượng đảng viên trong toàn huyện đã phát triển lên 2602 đồng chí; hàng năm có trên 50% số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; Công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thường xuyên được quan tâm. Đến nay, đã hoàn thành và xuất bản Kỷ yếu Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949-28/6/2019); các xã Tà Bhing, Cà Dy, Chà Vàl và thị trấn Thạnh Mỹ đã hoàn thành lịch sử đảng bộ; các xã: Đắc Pring, La Ê, La Dê đang triển khai sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ của địa phương mình.Mặt trận và các đoàn thể quần chúng luôn bám sát cơ sở, bám dân, tuyên truyền giáo dục nhận thức đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những thành tựu to lớn trên đây, là kết quả của một quá trình vận dụng sáng tạo đường lối, Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương. Đây cũng là quá trình phấn đấu không mệt mỏi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong huyện. Với những thành tích đạt được, toàn huyện có 9/12 xã, thị trấn là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang, 3 cá nhân anh hùng, 16 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân được nhận phần thưởng cao quý mà Nhà nước trao tặng; Nhân dân và cán bộ huyện nhà vinh dự được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
 
70  năm qua là chặng đường vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân huyện nhà, bộ mặt miền núi của Nam Giang đã có bước phát triển đáng mừng.Có được thành tích trên, Đảng bộ huyện Nam Giang đã đề ra các chủ trương đúng đắn trong từng thời kỳ cách mạng; xây dựng và giữ vững mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Xác định rõ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đời sống văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển… làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ đi đôi với phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên; phát triển giáo dục- đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ là nền tảng của quá trình phát triển bền vững…
 
Qua 70 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ huyện Nam Giang, chúng ta có thể rút ra một số điểm chính như sau:
Thứ nhất, Nam Giang là địa phương giàu truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng. Đảng bộ huyện ra đời, trưởng thành do nhiều yếu tố, trong đó đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, đấu tranh yêu nước và cách mạng. Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, truyền thống đó luôn phát huy cao độ, yêu nước gắn liền với yêu Đảng, trung thành với lý tưởng cộng sản, vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
 
Thứ hai, xuyên suốt 70 năm hoạt động, nhất là trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng bộ huyện Nam Giang đã gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhiều lần bị kẻ thù đánh phá, mất liên lạc với cấp trên, tưởng chừng như không thể vượt qua; Nhưng cũng chính trong những năm tháng gian khổ đó, đã sáng ngời lên tinh thần bất khuất, kiên trung và tôi luyện ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên quê hương Nam Giang anh hùng.
Thứ ba, một bài học cơ bản được rút ra qua 70 năm hoạt động của Đảng bộ là: sự lãnh đạo của Đảng bộ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của các phong trào cách mạng ở địa phương. Qua 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là vận dụng đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương, đề ra những nhiệm vụ, biện pháp và cách làm thích hợp, sát đúng… nhờ đó, đã lãnh đạo các phong trào cách mạng huyện nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nhiệm vụ mới đặt ra cho thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới là hết sức nặng nề, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân huyện nhà phải tiếp tục nâng cao nhận thức chính trị, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí phấn đấu cao hơn những gì mà huyện nhà đã đạt được trong thời gian qua, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến cơ sở; xây dựng, chỉnh đốn đảng trong sạch, vững mạnh, thật sự là hạt nhân lãnh đạo;  tập trung đầu tư phát triển kinh tế- xã hội- văn hóa, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đảm bảo QP-AN. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trước mắt là những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nam Giang lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015- 2020).
 
--------------------------------------------
 

Nguồn tin: Trích Đề cương tuyên truyền 70 năm Huyện ủy Nam Giang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây