Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Nam Giang

Một số quy định pháp luật hiện hành về đối thoại với thanh niên

Thứ sáu - 10/03/2023 14:09
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" quy định: Chính quyền các cấp định kỳ gặp gỡ, đối thoại với thanh niên. Trong những năm qua, Lãnh đạo các bộ ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để giải đáp và tháo gỡ các vấn đề có liên quan đến thanh niên. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn đặt ra nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên thông qua những hoạt động đối thoại với thanh niên, Luật Thanh niên dành 01 điều quy định về đối thoại với thanh niên tại Điều 10:
“1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật này.
2. Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên quy định tại khoản 1 Điều này chỉ
 đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Trên cơ sở đó, quy định về đối thoại với thanh niên đã được cụ thể hóa tại Chương II Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:
1. Về nguyên tắc đối thoại với thanh niên (Điều 4)
Việc đối thoại với thanh niên phải đảm bảo 03 nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên.
Thứ hai, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
Thứ ba, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.
2. Về trách nhiệm tổ chức đối thoại (Điều 5)
- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Về hình thức đối thoại (Điều 6)
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này quyết định tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.
4. Về nội dung đối thoại (Điều 7)
Đối thoại với thanh niên bao gồm các nội dung sau đây:
- Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.
- Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
- Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.
5. Về xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại (Điều 8)
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị được giao nhiệm vụ về công tác thanh niên chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên hằng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đối thoại với thanh niên trên cơ sở yêu cầu của các tổ chức thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của thanh niên, lựa chọn chủ đề và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phục vụ xây dựng kế hoạch đối thoại.
6. Về nội dung kế hoạch, chương trình đối thoại (Điều 9)
a) Kế hoạch đối thoại với thanh niên phải đảm bảo nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu: Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giải đáp vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên;
- Thời gian: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần;
Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Đoàn thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.
- Địa điểm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, phù hợp với hình thức đối thoại để thanh niên tham gia đối thoại;
- Nội dung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các tổ chức khác của thanh niên lựa chọn nội dung đối thoại quy định tại Điều 7 Nghị định này;
- Thành phần tham gia
+ Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì đối thoại định kỳ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại theo yêu cầu của tổ chức thanh niên.
+ Thành phần tham gia đối thoại gồm: Đại diện Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; Đại diện các cơ quan chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên các cấp; Đại diện thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giới thiệu; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Tổ chức thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại phân công nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch.
b) Chương trình gồm các nội dung sau: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; nội dung chương trình; phân công thực hiện.
7. Về tổ chức đối thoại (Điều 10)
- Căn cứ kế hoạch, chương trình đối thoại đã được công khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện đối thoại theo kế hoạch.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại quyết định tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên bằng phiếu, phát biểu trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với hình thức đối thoại quy định tại Điều 6 Nghị định này.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổng hợp các nội dung theo nhóm vấn đề để trả lời tại cuộc đối thoại những nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với nhũng nội dung không thuộc thẩm quyền thì ghi nhận và gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
8. Về nội dung kết luận đối thoại (Điều 11)
- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có văn bản kết luận nội dung đối thoại và gửi các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết theo quy định đối với những nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Văn bản kết luận đối thoại gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, những vấn đề được thanh niên nêu ý kiến, kiến nghị, đề xuất;
Thứ hai, những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên đã được giải đáp ngay tại cuộc đối thoại;
Thứ ba, những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đã được chuyển đến cơ quan tổ chức, đơn vị để xem xét, giải quyết;

Thứ tư, phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết kiến nghị, đề xuất của thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thời gian ban hành văn bản và xử lý nội dung kết luận được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thanh niên.
9. Về tổ chức thực hiện (Điều 12)
- Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đối thoại với thanh niên tại đơn vị và địa phương.
- Hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo kết quả tổ chức đối thoại và kết quả
giải quyết các kiến nghị với cơ quan cấp trên trực tiếp.
- Hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp kết quả thực hiện đối thoại với thanh niên vào báo cáo quản lý nhà nước về thanh niên và gửi về Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ theo quy định./.
 

Tác giả bài viết: Huyện đoàn Nam Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản quyền 2019 thuộc về BTV Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện nam Giang
Địa chỉ: TT Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại:
0235.3622.288 | Email: hdnamgiang@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản: Bùi Thế Anh - Bí thư Huyện đoàn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây