Quảng Nam: Đặc sản Nam Giang thành “sao” OCOP, là những sản phẩm độc đáo gì?

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) đã có 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Đăng Chương – Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang cho biết, kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP, huyện Nam Giang đã từng bước thực hiện các khâu triển khai, tập huấn, lựa chọn sản phẩm, phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cấp chất lượng, mẫu mã, đáp ứng bộ tiêu chí bắt buộc của chương trình.

Giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn huyện đã có 5 sản phẩm được đánh giá phân hạng đạt 3 sao cấp tỉnh gồm: Túi A Đirh, chuối rừng khô, rượu Tà Vạc, muối đặc sản Nam Giang, trà đậu đen.

Đặc sản Nam Giang thành “sao” OCOP - Ảnh 1.

Nam Giang quyết tâm xây dựng các sản phẩm tiềm năng thành sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H

Ông Chương cho biết thêm, để đạt được kết quả trên, huyện Nam Giang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Thời gian qua, huyện cũng đã kiện toàn, hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP từ huyện đến xã, nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh tế cộng đồng phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống.

UBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP, xem đây là điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có điều kiện quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm của địa phương.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách Chương trình OCOP của các phòng, ban, ngành cấp huyện và các hội, đoàn thể cấp xã về chu trình OCOP thường niên; kỹ năng tuyên truyền – hỗ trợ – tư vấn trực tiếp cho các tổ chức kinh tế tham gia chương trình xung quanh khâu hoàn thiện sản phẩm, lập hồ sơ OCOP; công tác quản lý, triển khai chương trình; cách đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm…

“Tiếp tục thành công trong 3 năm qua, trong giai đoạn tiếp theo, Nam Giang sẽ xây dựng các sản phẩm tiềm năng như thịt lợn đen gác bếp, mít sấy, bưởi… thành sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn” – ông Nguyễn Đăng Chương nhấn mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *